Bối cảnh Mặt_trận_Baltic_(1941)

Trong Kế hoạch Barbarossa của quân đội Đức Quốc xã, vùng ven biển Baltic là một trong ba vùng chiến lược quan trọng để đánh chiếm ba mục tiêu cơ bản. Các vùng cửa ngõ Pribaltic có những đường giao thông đến Leningrad. Các nước Baltic cũng có những đặc điểm địa hình gần giống với các vùng ven biển của miền Bắc nước Đức và Đông Phổ. Theo Hiệp ước Xô-Đức, vùng này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và họ đã thiết lập chính quyền Xô Viết tại đây vào năm 1940. Tuy nhiên, đây là vẫn một vùng đất mới đối với Liên Xô.[3]

Trên tuyến biên giới mới không có các công trình phòng thủ kiên cố như khu vực biên giới cũ trước năm 1940. Quân đội Liên Xô buộc phải gấp rút xây dựng các khu phòng thủ mới nhưng họ đã không kịp hoàn thành chúng. Các tuyến đường sắt chạy dọc biên giới của các nước Litva, Latvia và vùng Tây Bắc Belorussia cũng kém phát triển hơn nhiều so với vùng Đông Phổ và bắc Ba Lan. Hệ thống đường sắt của Đức đến biên giới Litva có khả năng thông tàu 220 chuyến/ngày đêm trong khi các tuyến đường sắt trên đất Litva chỉ có thể chạy được 84 chuyến/ngày đêm. Trong thời điểm những năm 40 của thế kỷ 20 thì điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức cơ động của quân đội. Thông tin liên lạc quân sự trong vùng Pribatic cũng kém phát triển. Quân đội Liên Xô ở đây mới chỉ có 30% số đơn vị được trang bị phương tiện liên lạc vô tuyến điện.[4]

Đặc điểm địa hình của Litva và các nước vùng Baltic phần nhiều là đồng bằng và rừng ôn đới, thuận tiện cho việc sử dụng các lực lượng cơ giới, pháo binh và không quân. Các con sông chảy ra biển Baltic phần lớn là các sông nhỏ, dễ dàng vượt qua nếu sử dụng những đơn vị công binh dã chiến hỗ trợ cho bộ binh và cơ giới. Phía sau vùng đất cao Litva và Latvia có đặc điểm của địa hình đầm hồ.[5] Để tăng sức cơ động cho lục quân thích ứng với địa hình này, quân đội Đức phát triển mạnh kiểu xe bọc thép bán tải hạng nhẹ có băng xích thay bánh sau (Half-truck) kiểu SdKfz 251 dùng cho bộ binh cơ giới. Quân đội Liên Xô không có loại tương đương.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_trận_Baltic_(1941) http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://data.lnb.lv/nba01/Tevija/1941/Tevija1941-05... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/dd... http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/ed... http://militera.lib.ru/h/1941/03.html http://militera.lib.ru/h/achkasov_pavlovich/04.htm...